Website là gì? Có những loại website nào?

Website là gì?

Website còn gọi là trang web là tập hợp các trang chứa thông tin bao gồm văn bản, hình ảnh, video, dữ liệu,… nằm trên một domain, được lưu trữ trên máy chủ web. Website có thể được người dùng truy cập từ xa thông qua mạng Internet.

Các website phổ biến hiện nay: youtube.com, google.com, tiktok.com

Một trang web tồn tại dưới dạng HTML có thể truy cập bằng các phương thức HTTP và HTTPS. Ngoài ra, các website có thể được xây dựng từ nhiều ngôn ngữ khác nhau như: PHP, JavaScript, Java,… Mỗi website đều có một trang gọi là trang chủ (Homepage). Người dùng sau khi nhập địa chỉ vào trình duyệt sẽ được điều hướng đến trang này.

Lưu ý: Nhiều lúc bạn có thể nghe nhiều các khái niệm biến thể khác như: web site hay site. Tuy vậy, tất cả các thuật ngữ này đều là một và là website.

tổng quan về website

Các trang web có thể được sử dụng theo nhiều thể loại khác nhau: website cá nhân, trang web công ty, trang web chính phủ, hay website tổ chức,… Các trang web có thể là sản phẩm/ dịch vụ của cá nhân, một doanh nghiệp hoặc của tổ chức thường dành riêng cho một chủ đề hoặc mục đích cụ thể.

Thuật ngữ website là cách viết gốc trong tiếng Anh, nhiều khi sẽ được viết là web site vì web là danh từ riêng để nói đến World Wide Web nhưng đến hiện tại website đã trở thành cách viết chuẩn.

Trang web là gì?

Trang web là tập hợp các văn bản hình ảnh, tệp tin tích hợp với WWW và được thực thi trên trình duyệt web.

Trang web là gì?

Trang web thường được xem là một tập tin, viết bằng mã HTML hay các ngôn ngữ đánh du khác. Thêm nữa một trang web được trang trính và chỉnh sửa bằng CSS cũng như thực thi bằng ngôn ngữ JavaScript giúp mang lại những trải nghiệm về hình ảnh và tương tác tốt nhất cho người sử dụng.

Lưu ý: Tránh nhầm lẫn trang web với website. Trang web (Webpage) chỉ là một phần nhỏ của một website lớn.

Cách hoạt động của một website

Một website sẽ gồm nhiều trang con là tập hợp các tập tin dạng HTML được lưu trữ trên máy chủ. Web là một bộ sưu tập khổng lồ gồm các tài liệu kỹ thuật số. Là một trong những nhiều cách để chia sẻ thông tin trên Internet.

Những thành phần để xây dựng một website hoạt động trên môi trường Internet.

  • Mã nguồn Webiste: Là một hệ thống gồm một hoặc nhiều tập tin được viết dưới dạng các ngôn ngữ lập trình và kết nối thành giao diện người dùng trên website.
  • Lưu trữ web: Máy chủ để lưu trữ mã nguồn và các thành phần khác trên website của bạn.
  • Tên miền: Là địa chỉ trang web hoạt động trên Internet để người dùng truy cập vào.

Muốn xây dựng một website, trước tiên bạn cần phải đăng kí tên miền và mua hosting. Sau đó, bạn cần có kết nối Internet thì website mới hoạt động trên môi trường trực tuyến. Điều này giúp người dùng có thể truy cập và ghé thăm website của bạn.

Giao diện website gồm những thành phần nào?

Định nghĩa về một website thì có thể nhiều người biết. Nhưng website gồm những thành phần nào thì không phải ai cũng biết. Dưới đây Vietnix phân tích một bố cục website phổ biến nhất. Vì mỗi website cụ thể sẽ có nội dung, tiện ích thay đổi theo nhu cầu phù hợp của từng trang.

Header

Header thường được đặt ở vị trí đầu trang và hiển thị trên những trang phụ.

Phần header của một trang web thường bao gồm những thành phần như: logo thương hiệu, số điện thoại, đăng nhập, đăng kí, tìm kiếm,… Những thành phần này có thể khác nhau đối với mục đích của các loại trang web khác nhau (thương mại, giải trí,…).

Header

Slider

Slider trong một website là một loại trình chiếu thông tin trên những thanh trượt ở. Khi thành phần này không chuyển động (ảnh tĩnh), nó được gọi là banner. 

Slider thông thường sẽ được đặt dưới header của một trang web và được đầu tư và thiết kế một cách chỉnh chu. Trong nhiều website của các thương hiệu nổi tiếng, slider thường được sử dụng như slogan của họ.

Slider

Body

Body là nơi cung cấp những nội dung chính cho độc giả và là thành phần quan trọng nhất của một website. Đặc biệt, nội dung của các thành phần ở body rất đa dạng và được truyền tải dưới nhiều hình thức khác nhau: văn bản, hình ảnh, âm thanh, video,… Ngoài ra các nhà phát triển web, người làm SEO luôn tập trung phát triển phần nội dung này để wensite của họ được phổ biến đối với người dùng.

Body

Sidebar

Sidebar của một trang web thường được đặt bên trái hoặc phải hoặc cũng có thể là hai bên của một trang web. Sidebar được thiết kế để giúp người dùng thuận tiện thao tác mà không cần phải thay đổi mã code của toàn bộ website.

Sidebar

Footer

Là thành phần cuối cùng, dưới cùng của một trang web cơ bản. Một thành phần Footer sẽ bao gồm các thành phần như:

  • Các liên kết, thông tin liên lạc
  • Các kênh social network
  • Bản quyền của website

Footer

Làm thế nào để xây dựng một website?

Sau khi tìm hiểu kĩ về website và các thành phần của nó, chúng ta hãy cùng bắt tay vào thực hiện xây dựng website cho riêng mình. Ngoài việc thuê các developer và hay công ty xây dựng (tốn chi phí không nhỏ), ta hoàn toàn có thể tự tạo trang web riêng cho mình bằng cách sử dụng các nền tảng hỗ trợ xây dựng website như WordPress, Brizy,…

Lời kết

Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về website, hiểu được website là gì, website bao gồm những thành phần cơ bản nào, cách thức hoạt động của một website và biết cách sử dụng các nền tảng và công cụ để xây dựng một website chuyên nghiệp cho riêng chính bản thân mình. Rất mong có thể gặp lại bạn ở những bài viết hữu ích trong tương lai!